Cộng đồng trí thức Việt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cộng đồng trí thức Việt

Kiến thức là chìa khóa của tương lai
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào miền Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 106
Join date : 01/10/2008
Age : 34
Đến từ : Cao Lãnh

Người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào miền Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào miền Nam   Người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào miền Nam I_icon_minitimeSun Jan 18, 2009 7:11 am

Nhìn lại nền toán học non trẻ VN những năm 1960; ở miền Nam có thể nói nó mới manh nha cũng vào lúc GS Áng sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Hoa Kỳ về nước, được giao ngay trọng trách làm trưởng khoa toán của ĐH Khoa học Sài Gòn khi mới 34 tuổi (1960), vào lúc đại học đang cần chuyển ngữ và chuyển quyền.

Ngày ấy, chứng chỉ toán đại cương là cái cửa ải “rùng rợn” nhất đối với hàng trăm SV mới, bởi mỗi năm chỉ có vài người lọt qua được! GS Áng đã giúp thay đổi tình hình thi “thách đố” đó, đưa nó về tình trạng bình thường. GS cũng là người đầu tiên đã mang toán học hiện đại vào miền Nam như một luồng gió mới, đào tạo ngay những lớp toán học hiện đại đầu tiên cho SV khoa toán và sư phạm.

Toán học phía Nam đã nhanh chóng có tính chất hiện đại của thế giới, lan dần ra như một đốm lửa nhóm lên xung quanh GS Áng và các học trò. Các SV của GS sau khi tốt nghiệp, khi ra nước ngoài tiếp tục học không bị bỡ ngỡ. Mặt bằng trình độ cũng được nâng cao bằng chứng chỉ toán thâm cứu nhằm đưa SV sau cử nhân đến gần với nghiên cứu và sáng tạo.

Từ đó, có những SV trước khi lên đường du học đã có những bài nghiên cứu đầu tay được đăng trên báo nước ngoài hoặc nhờ đó mà tìm được học bổng du học. “Cả sự nghiệp của đời tôi là đào tạo. Muốn dạy giỏi, người thầy phải nắm vững những kiến thức mới mẻ nhất.

Muốn nắm vững, bản thân ông thầy phải có đóng góp chứ không thể nhắc lại kiến thức của người khác” và “Tôi rất thích học, học từ thời Pháp, rồi thời gian vào Sài Gòn, lúc ở Trường CalTech, về đây vẫn tiếp tục học, bây giờ cũng còn học, học những bậc thầy đi trước” - GS khiêm tốn nói. Đó chính là tinh thần kết hợp giảng dạy và nghiên cứu của nhà cải cách đại học Đức Wilhelm Humboldt đầu thế kỷ 19.

Sau 30-4-1975, GS đã chọn con đường ở lại đất nước để tiếp tục đóng góp cho ngành toán học TP.HCM và đào tạo các lớp SV trẻ có năng khiếu, một quyết định cũng không phải là đương nhiên đối với một nhà khoa học được đào tạo theo Tây học từ nhỏ, từng du học, từng sống và từng được mời ở lại nước ngoài giảng dạy.

Ông được Nhà nước phong GS trong đợt phong học hàm đầu tiên sau giải phóng (năm 1980). “Đây là mảnh đất tốt, rất màu mỡ, có rất nhiều hạt giống tài năng” và “Tôi tin tưởng rất nhiều vào tiềm năng của người VN ta, đặc biệt là của lớp trẻ. Tuy nhiên, muốn biến tiềm năng thành hiện thực thì phải biết tổ chức, phải có thầy. Thầy là những người có khả năng chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và quan tâm đến học trò”.



Trong sự nghiệp của tôi, tình thương là tinh thần dẫn dắt.
GS Đặng Đình Áng
Về Đầu Trang Go down
http://trithuc.forum-viet.com
 
Người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào miền Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhà toán học Ơ clit
» Đề toán hay
» Nhà toán học Eratosthenes
» Một số bút tích của các nhà toán học
» Nhà toán học Hi Lạp Pytago

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng đồng trí thức Việt :: Kiến thức bao la :: Lịch sử toán học-
Chuyển đến